Chăn nuôi VietGAP-Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng
Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP được xây dựng trên 4 tiêu chí:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
- An toàn thực phẩm;
- Môi trường làm việc;
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
Chính vì vậy, việc áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như:
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng;
- Có nhiều lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
- Hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi;
- Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
Biết được xu thế của thị trường và lợi ích mang lại, thời gian qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi.
Anh Nguyễn Văn Dũng, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Mỏ Cày Nam (Bến tre) cho biết: Từ khi áp dụng quy trình chăn nuôi VietGap, sản phẩm của trang trại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Bởi lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP được kiểm soát chặt chẽ từ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… đã hạn chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, việc chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình, thời gian nên thịt thơm ngon hơn hẳn so với nuôi tăng trọng. Nhờ đó, trang trại luôn có đầu ra ổn định, giá lợn xuất bán luôn cao hơn so giá thị trường khoảng 2 - 3 giá.
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định: Về lâu dài chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp, vì chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội, hướng tới một ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Tuy nhiên, thực tế sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP còn gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi thì đòi hỏi người chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn chưa có sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, do chưa có sự phân biệt về sản phẩm được chứng nhận VietGAP và chưa được chứng nhận VietGAP nên chưa khuyến khích được người sản xuất, chăn nuôi.
Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi nhằm hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sẽ đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và là ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp
[Tìm hiểu thêm]
[VIETGAHP] - Chứng nhận VietGAP Chăn nuôi theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT
------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com