Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

[VietGAP]-Phát triển Chăn nuôi bền vững

Chăn nuôi VietGAP-Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng

Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.

       Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP được xây dựng trên 4 tiêu chí:
  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
  • An toàn thực phẩm;
  • Môi trường làm việc;
  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
      Chính vì vậy, việc áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như:
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng;
  • Có nhiều lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
  • Hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi;
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
Biết được xu thế của thị trường và lợi ích mang lại, thời gian qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi.



Anh Nguyễn Văn Dũng, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Mỏ Cày Nam (Bến tre) cho biết: Từ khi áp dụng quy trình chăn nuôi VietGap, sản phẩm của trang trại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Bởi lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP được kiểm soát chặt chẽ từ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… đã hạn chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, việc chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình, thời gian nên thịt thơm ngon hơn hẳn so với nuôi tăng trọng. Nhờ đó, trang trại luôn có đầu ra ổn định, giá lợn xuất bán luôn cao hơn so giá thị trường khoảng 2 - 3 giá.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định: Về lâu dài chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp, vì chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội, hướng tới một ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP còn gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi thì đòi hỏi người chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn chưa có sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, do chưa có sự phân biệt về sản phẩm được chứng nhận VietGAP và chưa được chứng nhận VietGAP nên chưa khuyến khích được người sản xuất, chăn nuôi.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi nhằm hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sẽ đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và là ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp

[Tìm hiểu thêm]

[VIETGAHP] - Chứng nhận VietGAP Chăn nuôi theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT


------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

[VietGAP]-Phát triển Chăn nuôi bền vững

Chăn nuôi VietGAP-Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng

Nắm bắt xu thế của thị trường, những năm qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.

       Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP được xây dựng trên 4 tiêu chí:
  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
  • An toàn thực phẩm;
  • Môi trường làm việc;
  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
      Chính vì vậy, việc áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại nhiều lợi ích cho cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như:
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng;
  • Có nhiều lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;
  • Hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi;
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
Biết được xu thế của thị trường và lợi ích mang lại, thời gian qua nhiều nông hộ, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap vào chăn nuôi.



Anh Nguyễn Văn Dũng, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Mỏ Cày Nam (Bến tre) cho biết: Từ khi áp dụng quy trình chăn nuôi VietGap, sản phẩm của trang trại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Bởi lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP được kiểm soát chặt chẽ từ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại… đã hạn chế, kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Đặc biệt, việc chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình, thời gian nên thịt thơm ngon hơn hẳn so với nuôi tăng trọng. Nhờ đó, trang trại luôn có đầu ra ổn định, giá lợn xuất bán luôn cao hơn so giá thị trường khoảng 2 - 3 giá.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định: Về lâu dài chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap hay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp, vì chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối;giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội, hướng tới một ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP còn gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi thì đòi hỏi người chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn chưa có sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng, do chưa có sự phân biệt về sản phẩm được chứng nhận VietGAP và chưa được chứng nhận VietGAP nên chưa khuyến khích được người sản xuất, chăn nuôi.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP vào chăn nuôi nhằm hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sẽ đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng trưởng ổn định và là ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp

[Tìm hiểu thêm]

[VIETGAHP] - Chứng nhận VietGAP Chăn nuôi theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT


------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

[QCVN4]-[QCVN9] Chứng nhận hợp quy Điện-điệntử


Chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng

1. VÌ SAO CẦN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN, ĐIỆN GIA DỤNG?
Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các nhà sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc danh mục bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy phải tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng nhận sản phẩm phù hợp với các Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và/ hoặc QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ. Trên cơ sở giấy Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục làm thủ tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường sở tại và dán tem hợp quy (dấu hợp quy) trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường.

2. CÁC PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ
Có 8 phương thức để chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng, thông thường Phương thức 1 và Phương thức 5 được khuyến nghị để chứng nhận cho sản phẩm điện và điện tử.
-   Phương thức 1; Thử nghiệm mẫu điển hình
-   Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nguồn (đánh giá nhà máy sản xuất)

2.1 Chứng nhận hợp quy An toàn điện theo QCVN 4:2009/BKHCN:
Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm: Chứng nhận theo Phương thức 5, thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất tại nhà máy. Phương thức này thường được áp dụng cho quy mô sản xuất lớn.
Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực cho 1 lô hàng: Chứng nhận theo Phương thức 1 và giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho một lô hàng nhập khẩu..
Theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN thì các dụng cụ điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy an toàn điện:
Dấu CR
-    Dụng cụ đun nước nóng tức thời
-   Dụng cụ đun nước nóng và chứa nước nóng
-   Máy sấy tóc và dụng cụ làm đầu
-   Ấm đun nước (ấm điện)
-   Nồi cơm điện
-   Quạt điện
-   Bàn là điện
-   Lò vi sóng
-   Lò nướng điện và vỉ nướng điện loại di động
-   Dây điện bọc nhựa PVC
-   Dụng cụ đun nước nóng kiểu nhúng
-   Dụng cụ pha chè, cà phê
-   Máy sấy khô tay

2.2 Chứng nhận hợp quy tương thích điện từ theo QCVN 9:2012/BKHCN:
Đối với Chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN, doanh nghiệp có thể đạt được giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm với chứng nhận theo Phương thức 1 (chỉ thử nghiệm mẫu điển hình - không cần đánh giá tại nguồn sản xuất)
Theo QCVN 9:2012/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, các thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục dưới đây bắt buộc phải chứng nhận hợp quy:
-   Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
-   Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện
-   Bóng đèn có balat lắp liền
-   Máy hút bụi
-   Máy giặt
-   Tủ lạnh, tủ đá
-   Điều hòa không khí

2.3 Công bố hợp quy:
Sau khi được chứng nhận và cấp Giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần tiếp tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sở tại

------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

[Nghị định 15/2018/NĐ-CP] - Kiểm tra Nhà nước về Thực phẩm nhập khẩu

Kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm nhập khẩu

* Hồ sơ gồm có:
1. Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định; (phụ lục 1 mẫu 04 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
2. Bản tự công bố sản phẩm theo quy định; (phụ lục 1 mẫu 02 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
3. 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính); (phụ lục 1 mẫu 05 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
4. Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
5. Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
Quy trình Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

* Phí kiểm tra thực phẩm Nhập khẩu.

Theo thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài Chính:
1.500.000 đồng /lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng), tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng.

* Thời gian xử lý hồ sơ
- Đối với trường hợp kiểm tra thông thường: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
- Đối với trường hợp kiểm tra chặt: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, lấy mẫu và kiểm nghiệm.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Kiểm tra Nhà nước đối với Thực phẩm Nhập khẩu


Quy định các trường hợp Miễn kiểm tra Nhà nước theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố
2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi, qùa biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Với 3 hình thức kiểm tra
Kiểm tra giảm: Kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng một năm do cơ quan hải quan lựa chọn và thực hiện
Kiểm tra thông thường: chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng đối với những trường hợp không thuộc diện kiểm tra giảm và kiểm tra chặt.
Kiểm tra chặt: kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm

------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Thông tư 21/2016/TT-BKHCN - [1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN] - Sửa đổi một số điều về sản phẩm Dây cáp điện

QCVN 4:2009/BKHCN sửa đổi:
Dây cáp điện phải công bố tiêu chuẩn khi lưu thông

Năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đối với các thiết bị điện và điện tử để quản lý khả năng gây mất an toàn của một số thiết bị điện gia dụng và sản phẩm dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.

Ngày 22/9/2011, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN ngày 22/9/2011 quy định về việc quản lý chất lượng đối với dây và cáp cách điện bằng polivynyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V.

Trong quá trình thực hiện quản lý dây và cáp điện theo QCVN 04: 2009/BKHCN và Thông tư 22/2011/TT-BKHCN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã nhận được các phản ánh từ các doanh nghiệp và nhận thấy tồn tại một số vấn đề vướng mắc. Để tháo gỡ cho doanh nghiệp cũng như để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý trong quá trình áp dụng QCVN 4:2009/BKHCN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức nghiên cứu Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện tử liên quan đến nội dung quản lý dây và cáp điện.

Ngày 15/12/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN Ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện tử. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017 và kể từ ngày 01/08/2018, các sản phẩm dây và cáp điện sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải áp dụng các quy định của Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN. 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện tử sửa đổi có nhiều điểm mới giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh sản phẩm

Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện. Tiêu chuẩn công bố phải là tiêu chuẩn quốc của Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.
  • Về việc ghi nhãn trên dây và cáp điện phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: phải nêu xuất xứ và dấu hiệu nhận biết dây và cáp điện; nội dung ghi nhãn phải không tẩy xóa, rõ ràng và dễ phân biệt; khoảng cách giữa các điểm bắt đầu của lần ghi nhãn này đến điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo phải theo quy định của tiêu chuẩn công bố.
  • Việc thừa nhận kết quả đánh giá chứng nhận của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2007/BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp.
  • Việc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với thiết bị điện và điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
  • Doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị điện và điện tử phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo quy định và thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  • Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu dây và cáp điện phải lưu giữ bản tiêu chuẩn chất lượng của dây và cáp điện được sử dụng để công bố và phải cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Ngôn ngữ của Bản tiêu chuẩn là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nếu bằng tiếng Anh thì phải có bản dịch tiếng Việt chính thức kèm theo. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về bản dịch tiếng Việt này.
Đề cập về vấn đề an toàn trong quy định mới của sản phẩm dây và cáp điện, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện và tiêu chuẩn công bố tối thiểu phải có 5 chỉ tiêu cơ bản:

1. Điện trở một chiều của ruột dân
2. Chiều dày vỏ bọc và chiều dày cách điện
3. Điện trở cách điện
4. Độ bền điện áp
5.Thử kéo trước và sau lão hóa của cách điện và vỏ bọc.


Như vậy, với những quy định mới, sản phẩm dây và cáp điện bắt buộc phải thực hiện môt số yêu cầu theo quy chuẩn sửa đổi như sau:
     1. Sản phẩm dây và cáp điện có điện áp từ 50V trở lên phải Công bố tiêu chuẩn áp dụng (TCVN)
    2. Sản phẩm dây và cáp điện có điện áp từ 50V đến 1000V phải thực hiện Chứng nhận hợp quy và Công bố
Việc thực hiện các quy định này sẽ được áp dụng từ 01/8/2018.
[Tìm hiểu thêm]

------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

[TCVN] - Chứng nhận hợp chuẩn Điện-điện tử

CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN THIẾT BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

Đối tượng áp dụng: Thiết bị Điện-điện tử (sau đây gọi chung là thiết bị điện) được sản xuất trong nước, thiết bị điện được gia công trong nước, thiết bị điện nhập khẩu
Phương thức áp dụng: Phương thức 5
  • Thời gian thực hiện: 30 - 60 ngày, kể cả thời gian thử nghiệm (có thể rút ngắn thời gian theo yêu cầu của quý khách khách hàng)
  • Hiệu lực giấy chứng nhận hợp chuẩn: 3 năm, đánh giá giám sát 3 lần, mỗi lần không quá 9 tháng kể từ ngày được cấp chứng chỉ chứng nhận hợp chuẩn 
  • Thời hạn giấy tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn: 3 năm kể từ ngày có thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của cơ quan nhà nước.
Tiêu chuẩn áp dụng: Tùy vào thông tin sản phẩm cụ thể sẽ có Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng. Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới.

Tìm hiểu thêm
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Cần hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới
Tel: Ms.Linh 0905.927.699
Mail: huynhlinh.vietcert@gmail.com